Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Giặt phơi áo thun đúng phương pháp

Chuyên: áo gia đình đẹp | áo gia đình 4 người áo cặp gia đình 4 người

Bất cứ đồ dùng, vật dụng gì cũng cần được bảo quản đúng cách. Bảo quản đúng cách sẽ làm chúng luôn bền như mới. Quần áo cũng vậy, đặc biệt là áo thun, loại trang phục được sử dụng rộng rãi và rất được ưa thích. Hãy cùng giặt phơi áo thun đúng phương pháp nào.

Để áo không phai màu

Khi mới mua áo về, bạn nên giặt và ngâm áo trong giấm khoảng 30 phút rồi xả sạch bằng nước sau đó đem phơi rồi mới dùng. Đây là cách giữ cho màu áo thun không bị phai trong những lần giặt sau này.

Đặc biệt, không dùng bột giặt, nước giặt, các chất tẩy rửa mạnh để giặt áo thun. Những chất này sẽ tẩy màu áo bạn trong chớp mắt. Thêm một lưu ý nữa là không nên phơi quần áo đã giặt ngoài trời mà chỉ nên phơi trong bóng mát, lộn trái áo lại phơi để tránh bay màu.


Để áo không bị biến dạng

Có những lưu ý để áo không bị bị biến dạng trong quá trình giặt ủi. Đó là chỉ nên giặt bằng tay các áo có chất liệu dễ giãn. Áo có nhiều phụ kiện thì nên lộn trái lại rồi giặt nhẹ nhàng bằng tay để không làm hư hoặc rơi mất phụ kiện.

Đối với những áo màu tối thì nên giặt riêng với những áo sáng màu. Đặc biệt là giặt riêng áo trắng với đồ màu đen. Áo bị loang lỗ màu thật sự kém thời trang. Và chắc chắn, bạn sẽ không còn muốn mặc nó nữa.

Để giặt áo hiệu quả hơn, bạn nên giặt nó bằng gấp hai lần lượng nước. Nếu giặt bằng máy giặt thì nên cho áo thun vào túi giặt để tránh làm giãn áo, mất form hay bung chỉ, sứt nút.


Lưu ý khi bảo quản áo thun

Khi phơi áo thun, bạn không nên hoặc hạn chế dùng móc để phơi áo. Phơi như vậy sẽ làm giãn áo, áo dần dần sẽ dài ra. Nên phơi áo theo chiều ngang dây phơi. Tất nhiên vẫn nên phơi áo thun trong bóng mát thoáng gió. Ánh nắng mặt trời còn tàn phá nổi các đồ dùng bằng nhựa huống gì áo thun yêu thích của bạn.

Không ai nghĩ áo thun cần là ủi. Tuy nhiên, với áo thun có chất liệu 100% cotton thì áo khá dễ nhăn nheo. Để ủi áo này, bạn cần lật trái áo lại, phủ lên một lớp vải để là. Việc này sẽ giữ an toàn cho áo khỏi nhiệt độ, áo sẽ không bị cháy, ố vàng hay mất màu.

Dù là từ khi mới mua về hay khi đã dùng lâu rồi, thì những chiếc áo thun yêu thích của bạn vẫn nên được bảo quản cẩn thận. Hãy áp dụng những cách trên đây để giúp chúng luôn như mới nhé. Chúng tôi xin cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Phân biệt các loại vải thun khi mua sắm


Bạn đã biết có bao nhiêu loại vải thun chưa? Cotton các tỉ lệ, pe, rồi pe bóng, pe láng,…. Có nhiều loại hơn bạn nghĩ đấy. Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu và chọn mua những chiếc áo thun phù hợp với bản thân, thời tiết và những điều kiện khác nhé.

Vải cotton 35/65 (hay còn gọi là tc hay 35/65)

Cách phân biệt: khi đem thấm nước, nước sẽ thấm chậm vào vải, vò nhẹ không bị nhàu. Nếu dùng lửa đốt vải 35/65 sẽ cháy hơi chậm, có mùi nhựa, tro hơi vón cục, khi bóp không tan hết.
Cotton 35/65 có nhược điểm là thấm hút mồ hôi vừa phải, hơi nóng, không hoàn toàn thoải mái khi mặc. Nhưng bù lại nó lại có ưu điểm là hút ẩm khá, khi mặc tương đối mát, ít nhăn, giá thành trung bình.

Nguồn gốc: đây là sợi pha giữa sợi cotton và sợi polyester theo tỉ lệ 35% xơ cotton và 65% xơ polyester.


chat lieu vai

Vải cotton 65/35 (hay còn gọi là cvc hay 65/35)

Cách phân biệt: khi đem cotton 65/35 thấm nước sẽ thấm nhanh, vò nhẹ không bị nhàu. Dùng lửa đốt sẽ cháy nhanh, có chút mùi nhựa, tro gần như tan hết.
Nhược điểm nổi bật của loại vải thun này là giá thành vẫn cao. Còn ưu điểm của nó là hút ẩm tốt, tạo cảm giác thoáng mát và thoải mái khi mặc, ít nhăn, giá thành thấp hơn vải 100% cotton chút ít.

Nguồn gốc: đây là sợi pha giữa sợi cotton và sợi polyester theo tỉ lệ 65% xơ cotton và 35% xơ polyester.

Vải 100% PE

Cách phân biệt: khi cho vải 100%pe vào nước sẽ thấm nước sẽ thấm rất chậm, vò không bị nhàu. Khi đem đốt vải 100%pe bắt lửa kém, không cháy ngay mà xoắn vào thành cục (như khi đốt nylon). Khi cháy có mùi khét như mùi nylon cháy, tro vén thành cục lớn, không tan. Khi nhìn vào bề mặt vải 100%pe thấy có độ sáng hơi bóng, nhìn kỹ bề mặt có nhiều lông nhỏ, sờ vào cảm giác nóng. Áo dùng vải 100%pe mặc lâu ngày bị xù lông.

Nhược điểm của vải 100% pe hút ẩm rất kém, không thoáng mát nên tạo cảm giác nóng bức khi mặc. Nhưng 100%pe lại có ưu điểm là của vải thun là rễ nhuộm màu, giá thành hạ, ít nhăn
Nguồn gốc: thành phần gồm 100% sợi polyester. Sợi này còn có tên gọi khác là sợi nylon.

chat lieu vai 2


Vải 100% cotton

Cách phân biệt: khi cho vải 100%cotton vào nước vải sẽ thấm nước rất nhanh, diện tích loang nước rộng, khi vò nhẹ để lại vết nhăn. Khi đốt vải 100%cotton sẽ cháy rất nhanh, có mùi như giấy cháy, tro vải có màu xám, mịn và tan nhanh. Khi nhìn vào bề mặt vải 100%cottton sẽ thấy sắc mầu hơi trầm, bề mặt nhẵn mịn, sờ vào mát tay
Nhược điểm của vải 100% cotton là dễ bị nhăn, giá thành cao. Nó có ưu điểm của là hút ẩm rất tốt nên tạo cảm giác thoáng mát và thoải mái khi mặc.
Nguồn gốc: có nguồn gốc từ sợi quả bông.

Một số cách phân biệt các loại vải thun

Phương pháp nhiệt học:vải thun sợi pe: mặt sợi pe bóng, láng ,sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải thun có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhàu.
Phương pháp trực quan: vải thun sợi bông: khi cầm thấy mềm mịn mát tay, vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.
Và đó là những loại vải thun được dùng nhiều trên thị trường may mặc hiện nay. Nếu hiểu được những loại vải thun này, bạn sẽ không còn ngại về việc chọn mua trúng loại áo không phù hợp với thể trạng cơ thể bạn và thời tiết nơi bạn sống.

Việc đặt làm áo nhóm, áo lớp, áo đồng phục gia đình cũng cần trang bị kiến thức về vải thun trước. Hy vọng rằng bài viết đã đem lại thông tin bổ ích cho bạn đọc. Liên hệ ngay với aothun60s.vn để mua sắm áo đồng phục cho “đồng bọn” của bạn nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chia sẻ mạng xã hội.

')