Mủ trôm hay còn gọi là nhựa trôm, là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm, loại cây được trồng phổ biến ở vùng Trung Nam Bộ. Nước mủ trôm là đồ uống dân dã có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, ngoài ra còn giúp điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, và đặc biệt là trị táo bón.
cao chè vằng | mủ trôm có tác dụng gì | chè vằng
Tuần này Nếp mách bạn cách làm nước mủ trôm kết hợp cùng những nguyên liệu dễ tìm như hạt é, lá dứa, đường phèn,… Vừa đơn giản lại vô cùng bổ dưỡng. Hãy dành ra một chút thời gian ngày cuối tuần và thử làm cho mình món nước giải khát thơm ngon, mát lành này bạn nhé.
Tuần này Nếp mách bạn cách làm nước mủ trôm kết hợp cùng những nguyên liệu dễ tìm như hạt é, lá dứa, đường phèn,… Vừa đơn giản lại vô cùng bổ dưỡng. Hãy dành ra một chút thời gian ngày cuối tuần và thử làm cho mình món nước giải khát thơm ngon, mát lành này bạn nhé.
Nguyên liệu ( 4 phần uống )
– 10g mủ trôm khô ( khoảng 6 – 8 viên )
– 1 nhúm nhỏ hạt é
– 1 nhúm nhỏ rong sụn khô
– 2 nhánh lá dứa
– 4 viên đường phèn
– Nhãn nhục ( long nhãn )
Dụng cụ
– Nồi nhỡ
– Rây lọc
Cách làm
Bước 1: Ngâm mủ trôm với 1 – 1.5l nước lọc. Lưu ý, mủ trôm sẽ trương nở lớn nên cần ngâm qua đêm từ 12 – 24h đến khi trương nở hoàn toàn, không ngâm bằng nước nóng.
Ngâm đến khi mủ trôm nở đều và đổi màu trong suốt, không còn màu nâu là dùng được. Sau đó dùng rây lọc bỏ nước ngâm rồi để ráo.
Bước 1: Ngâm mủ trôm với 1 – 1.5l nước lọc. Lưu ý, mủ trôm sẽ trương nở lớn nên cần ngâm qua đêm từ 12 – 24h đến khi trương nở hoàn toàn, không ngâm bằng nước nóng.
Ngâm đến khi mủ trôm nở đều và đổi màu trong suốt, không còn màu nâu là dùng được. Sau đó dùng rây lọc bỏ nước ngâm rồi để ráo.
Bước 2: Ngâm hạt é với nước lọc cho nở đều như mủ trôm, hạt é nở rất nhanh nên chỉ cần ngâm trước khi pha chế là được.
Rong sụn ngâm nước và rửa nhiều lần để xả sạch nước muối.
Bước 3: Lá dứa rửa sạch, bỏ gốc rồi cắt khúc.
Bước 4: Đổ nước vào nồi, đun sôi. Giảm lửa, cho lá dứa và đường phèn vào đun liu riu cho đến khi đường phèn tan hết. Cuối cùng cho nhãn nhục vào đun đến khi mềm rồi tắt bếp, để nguội.
Bước 5: Pha mủ trôm, hạt é, rong sụn với hỗn hợp nước đường lá dứa để nguội. Múc thêm một ít nhãn nhục vào ly để ăn kèm. Nếu nước hơi ngọt hoặc đặc quá bạn có thể pha loãng với ít nước lọc.
Bảo quản: Nước mủ trôm để ngăn mát tủ lạnh có thể dùng trong 2 -3 ngày, uống lạnh kèm đá viên sẽ rất ngon.
Công thức nước mủ trôm bạn có thể thay thế hạt é, rong sụn, nhãn nhục với những nguyên liệu khác như nha đam, sương sâm, sương sáo… để biến tấu thành nhiều hương vị mới lạ hơn nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét