Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Những điều cần lưu ý với phụ nữ sau sinh

1. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi ra sao sau khi sinh?
Khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại ở tuần thứ sáu sau khi sinh, phụ nữ thường không gặp phải bất kỳ trở ngại nào với chu kỳ của mình khi cơ thể trở lại trạng thái trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đang gặp phải vài vấn đề với kỳ nguyệt của mình chẳng hạn lượng máu kinh quá nhiều hoặc những cơn co thắt tử cung gia tăng thì bạn nên thảo luận việc này với bác sĩ.

2. Có thể dùng băng vệ sinh tampon sau khi sinh?
Theo lời khuyến cáo từ bác sĩ thì sản phụ không nên dùng băng vệ sinh loại nhét (tampon) trong vài tuần đầu sau khi sinh. Nguyên nhân là do lúc này tử cung hoặc cổ tử cung đang hé mở thêm vào đó là vết khâu vẫn chưa lành lặn rất dễ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng. Việc sử dụng băng vệ sinh loại đặc biệt này vào thời điểm này sẽ gia tăng thêm nguy cơ bị thương tổn và viêm nhiễm.

Vì vậy, việc sử dụng băng vệ sinh dành cho phụ nữ sau khi sinh là chọn sáng suốt nhất. Chúng được thiết kế đặc biệt sử dụng trong thời điểm này nhằm mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho bạn.


3. Sản dịch kéo dài bao lâu sau khi sinh?
Dù sinh thường hay sinh mổ, bạn vẫn sẽ có một lưu lượng máu thoát ra từ ngã âm đạo, do phần niêm mạc không cần thiết ở tử cung bị bong ra. Sản dịch ban đầu có màu đỏ tươi sau dần chuyển sang màu hồng/nâu và đến ngày thứ mười thì chúng có màu vàng trắng, lượng sản dịch sẽ ít dần và hết hẳn trong khoảng ba bốn tuần tiếp theo.

Khi phát hiện sản dịch có mùi hôi (sản dịch bình thường là sản dịch có mùi tương tự với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng) hoặc phát hiện sản dịch thường xuyên xuất hiện dưới dạng cục máu đông hay trong trường hợp bạn đang lo lắng không biết nên làm gì với tình trạng mất máu của mình thì việc cần làm lúc này chính là thông báo ngay với bác sĩ.

4. Vài mẹo vặt giúp giảm đau và thâm quanh vùng âm đạo sau khi sinh:
Đôi khi vết thâm sưng tấy quanh âm đạo thường mang lại cho bạn cảm giác khó chịu. Cảm giác này sẽ thuyên giảm khi bạn dùng túi đá chườm vào đúng vị trí trong vài ngày đầu sau khi sinh. Sau đây là một số biện pháp thoải mái hữu dụng khác giúp giảm đau đớn sưng tấy vùng âm đạo:

  • Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và trang phục nội y chất liệu cotton.
  • Thay đổi tấm lót thai sản hay băng vệ sinh dành cho sản phụ thường xuyên ngăn ngừa việc nhiễm trùng âm đạo.
  • Ăn nhiều thực phẩm chất xơ và uống nhiều nước giúp phòng ngừa chứng táo bón.
  • Điều quan trọng cần làm là thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn chẳng hạn như đi tản bộ cùng trẻ và tập những bài tập khung chậu theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm cải thiện sự lưu thông tuần hoàn máu và chữa lành vết thương.
  • Báo với bác sĩ nếu những cơn đau rát và sưng tấy vùng âm đạo gây ra sự khó chịu cho bạn.

5.Khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại?
Hầu hết các cặp vợ chồng đều bắt đầu quan hệ tình dục trở lại trong khoảng thời gian ba tháng sau khi sinh, phần lớn ham muốn quan hệ sau sinh đến từ cả hai phía nhưng đặc biệt nghiêng về phía sản phụ.

Nếu bạn cảm thấy đau trong lúc giao hợp thì có lẽ do vết cắt tầng sinh môn chưa hoàn toàn bình phục, điều này cũng chính là rào cản khiến bạn cảm thấy không thoải mái trong chuyện chăn gối. Bạn nên bàn với bác sĩ về những vấn đề mà mình đang gặp phải.

6. Khi nào “đèn đỏ” trở lại sau khi sinh?
Nếu bạn không cho con bú thì chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ bắt đầu từ hai đến bốn tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đang cho con bú, thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ có thể không đến cho đến khi bé yêu của bạn cai sữa hoàn toàn.

7. Có thể mang thai trước khi “đèn đỏ” trở lại không?
Điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu bạn chưa thực sự sẵn sàng cho việc có thai thêm lần nữa trong khoảng thời gian này thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp cho bản thân và bạn đời của mình.

8. Vì sao lượng máu kinh ít đi sau khi sinh mổ?
Một điều khá thú vị là, lượng sản dịch thoát ra từ âm đạo sinh mổ giống và bằng với lượng sản dịch sinh ngã âm đạo (sinh thường). Những sản dịch này chính là lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra và chúng xuất hiện thường trực không thay đổi dù bạn sinh mổ hay sinh thường.

9. Khi cho con bú, lượng sản dịch thoát ra nhiều hơn, liệu đây có phải là hiện tượng bình thường?
Nhiều sản phụ gặp phải tình trạng lượng sản dịch ồ ạt tống ra khỏi âm đạo khi họ cho con bú, điều này là do lượng hormone được phóng thích ra ngoài trong quá trình cho con bú kích thích tử cung co bóp. Điều này lý giải vì sao cho con bú được xem như liều thuốc giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

10. Vì sao lượng sản dịch thoát ra từ âm đạo thay đổi dần trong ngày?
Đa phần các sản phụ đều nhận ra sản dịch thoát ra từ ngã âm đạo có xu hướng thay đổi trong cả ngày. Chúng thường ồ ạt thoát ra khi bạn đứng dậy sau khi đang nằm trên giường. Bạn sẽ có thể thư thả đôi chút về đêm khi ngã lưng xuống giường nhưng sản dịch vẫn có thể chợt túa rangay khi bạn rời khỏi giường vào sáng hôm sau. Khi bạn cho con bú, bạn sẽ thực sự cảm nhận lượng sản dịch thoát ra ngoài ngày một nhiều thậm chí bạn còn phát hiện sản dịch xuất hiện dưới dạng những cục máu đông không lớn. Nếu bạn lo lắng và không biết xử trí thế nào về lượng sản dịch thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.


11. Vì sao xuất hiện cảm giác đau nhói khi đi nhà vệ sinh?
Trong quá trình sinh con, vài vết xước hoặc những vết rách sẽ xuất hiện quanh cửa âm đạo đang hé mở. Những vết xước này là nguyên nhân gây ra cơn đau thốn khi bạn đi tiểu trong vài ngày đầu sau khi sinh. Điều quan trọng cần làm chính là:

  • Giữ khu vực âm đạo luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Thay đổi miếng lót thai sản thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
  • Sau mỗi lần đi vệ sinh, luôn luôn lau từ phía trước ra phía sau, tắm rửa bằng nước sạch và lau nhẹ bằng giấy vệ sinh.
  • Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu.
Bạn sẽ nhận thấy những cơn đau buốt sẽ dần tan biến sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu những cơn đau tiếp tục tái diễn thì điều đó có nghĩa bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên thường xuyên báo với bác sĩ về những dấu hiệu, tần số, nhiệt độ cùng những cơn đau nhói hay rát trong khi tiểu.

12. Chúng ta thường mất máu nhiều hơn khi sinh đôi?
Bạn có thể sẽ phải mất khá nhiều máu nhưng lượng máu không quá một tấm lót thai sản trong vòng ba bốn giờ. Nếu điều này xảy ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc hộ lý.

13. Cách chăm sóc những vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Trong lúc sinh, bạn có thể cần đến thủ thuật khâu cắt tầng sinh môn. Việc làm này sẽ khiến bạn chịu sự đau đớn trong vài ngày. Những mũi khâu không cần đến thủ thuật cắt chỉ, chúng sẽ tự tiêu biến sau vài ngày. Sau đây là một vài mẹo vặt giúp bạn giảm bớt và khắc phục cơn đau đớn.

  • Luôn giữ khu vực khâu sạch sẽ và khô ráo.
  • Thường xuyên thay tấm lót thai sản để tránh viêm nhiễm.
  • Sau mỗi lần đi vệ sinh, luôn luôn lau từ trước ra phía sau, tắm rửa bằng nước sạch và lau khô vùng kín bằng giấy vệ sinh.
  • Bạn có thể sử dụng máy sấyquanh khu vực này trong vài giây để làm khô vết khâu sau khi tắm.
  • Sử dụng túi chườm nước đá cho vết khâu của bạn trong vài ngày đầu sau khi sinh sẽ giúp bạn giảm sưng tấy.
  • Mặc quần áo rộng và đồ lót với chất liệu cotton.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ và uống nhiều nước để tránh hiện tượng táo bón.
  • Bạn nên tránh để ruột dưới bị căng và dùng tấm lót thai sản sạch che vết khâu khi đi vệ sinh.
  • Việc quan trọng cần làm lúc này chính là thực hiện các bài tập sàn chậu đều đặn và nhịp nhàng vì chúng có tác dụng cải thiện việc lưu thông và làm liền vết khâu.
  • Nếu bạn cảm thấy các vết khâu chật cứng gây cảm giác khó chịu thì bạn nên báo với bác sĩ của bạn.
14. Cần xử trí ra sao khi bị xuất huyết hay băng huyết?
Điều quan trọng cần làm lúc này chính là báo ngay với hộ lý hoặc bác sĩ riêng của bạn. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi lượng tấm lót thai sản sử dụng trong một ngày cũng như định lượng băng huyết bởi vì có khả năng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp những thông tin này.

15. Làm sao tránh chứng táo bón sau khi sinh?
Ruột thường ngưng chuyển động trong vài ngày sau khi sinh, nhiều sản phụ nhận thấy chứng táo bón là một trong những vấn đề nhức nhối trong những ngày đầu này. Điều này có thể do một số yếu tố chẳng hạn như sợ hãi khi phải đi vệ sinh do những vết khâu cắt tầng sinh môn. Để tránh tình trạng táo bón xảy ra, bạn cần phải có một chế ăn uống với nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi tản bộ. Nếu bạn đang bị đau ở đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) thì tốt nhất bạn cần uống thuốc giảm đau paracetamol theo lời khuyên của bác sĩ trước khi bạn đi vệ sinh. Bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu đặt dưới sàn chậu một tấm lót vệ sinh khi bạn sắp sửa đại tiện. Nếu tình trạng táo bón vẫn tiếp tục diễn ra, bạn nên báo ngay với bác sĩ. 

16. Kiểm tra sức khỏe 6 tuần sau khi sinh thường kiểm tra những gì?
Thông thường, khoảng 6 tuần sau khi sinh bé, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cơ thể bạn đã phần nào quay lại trạng thái trước khi mang thai. Sau đây là một số hạng mục mà sản phụ được kiểm tra:

  • Bạn cần kiểm tra phần bụng để xem thử tử cung của bạn đã co lại kích thước ban đầu trước khi mang thai.
  • Nếu bạn sinh mổ, bạn cần được kiểm tra vết mổ.
  • Khu vực giữa âm đạo và hậu môn sẽ được kiểm tra kỹ nếu bạn có vết khâu tầng sinh môn.
  • Có thể bạn sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm tế bào cổ tử cung nếu bạn chưa làm cuộc xét nghiệm này trong vòng hai năm. Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn làm xét nghiệm phác đồ cổ tử cung nếu bạn chưa từng làm bất kỳ xét nghiệm nào trong khoảng thời gian gần đây.
  • Bạn sẽ có cơ hội thảo luận về kế hoạch hóa gia đình và các phương pháp ngừa thai vì ngay cả khi bạn đang cho con bú, bạn vẫn có thể có thể mang thai.
  • Bạn có thể sẽ được thăm hỏi về mức độ sức khỏe của bạn và cảm xúc của bạn.
  • Dẫn theo bé để bác sĩ có thể quan sát và theo dõi sức khỏe bé.
  • Bạn sẽ có cơ hội cùng bác sĩ thảo luận những lo toan và nỗi bận tâm của mình. Đừng xấu hổ mà không hỏi bác sĩ vì các vấn đề  luôn có giải pháp chữa trị. Vì không chỉ riêng mình bạn là người lần đầu làm mẹ có những cảm giác như bạn.
Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm hay lo lắng nào về việc chăm sóc sau sinh thì điều quan trọng chính là bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn sức khỏe, bác sĩ sản khoa, bác sĩ tư hoặc y tá tại Trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe trẻ em địa phương. Rất nhiều sản phụ vướng phải những khó khăn sau khi sinh vì vậy bạn đừng xấu hổ mà không nói với bác sĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chia sẻ mạng xã hội.

')