Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

10 tác dụng của mủ trôm – cách sử dụng mủ trôm hiệu quả nhất

 

1. Mủ trôm là gì? Đặc tính sinh học của mủ trôm

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây trôm ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang,… Nó lá giống cây được phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới. Điển hình như Thái Lan, Úc, Ấn Độ hay Việt Nam,… Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch mủ mất 5 đến 7 năm. Hiện nay các nhu cầu về thực phẩm từ thiên nhiên được đặt lên hàng đầu. Do đó mủ trôm rất được yêu thích.

Tab:  mủ trôm | hạt điều rang muối | hạt chia | công dụng của mủ trôm | cao lá vằng | Hạt macca | Hạt dẻ cười | Hạt hạnh nhân | hạt điều rang muối bình phước 


Mủ trôm

Thời gian gần cây mủ trôm được nhiều người sử dụng hơn bởi công dụng của nó. Người ta dùng nó như 1 nguyên liệu hỗ trợ làm đẹp, giảm cân, tăng cường sức khỏe,… Các chị em rất hay truyền tai nhau loại thực phẩm này vì vừa nhiều công dụng lại còn rẻ nữa.

Nhưng có vẻ như các thành phố lớn ở miền Bắc thì không nhiều người biết đến món ăn này thì phải.

Người ta thường chỉ nghĩ đến mủ cây cao su hay nhựa cây tôi. Và đương nhiên thì chúng đều không ăn được. Tuy vậy mủ trôm lại như 1 thứ đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nó không những ăn được mà còn là món ăn đầy dinh dưỡng, giải nhiệt, giải độc hiệu quả. Rất nhiều người sau khi thử một lần liền mê mẩn và tìm kiếm.

Người ta còn dùng mủ trôm để làm lành vết thương hay giảm đường huyết đấy!

Ngoài mủ cây có tác dụng đối với sức khỏe con người thì thân cây cũng được tận dụng tối đa. Thân gỗ có lợi trong việc làm đồ gỗ và bột giấy.

Ở 1 số tỉnh như Ninh Thuận hay Bình Thuận ngoài trồng cây trôm lấy mủ tăng thu nhập thì còn để ngăn hạn hán nữa.

2. Tác dụng của mủ trôm đối với sức khỏe

Từ nguồn gốc và công dụng của nó mà mủ trôm được coi là “thần dược” mà thiên nhiên tặng cho con người.

Nhìn chung Đây là 1 loại mủ tốt cho sức khỏe nhưng gần như không có độc hại gì cả. Vì thế bạn có thể sử dùng hằng ngày trong cuộc sống đều được cả. Sau đây  là những công dụng tuyệt vời của mủ trôm mà bạn có thể không biết.

Tác dụng của mủ trôm

Tác dụng của mủ trôm

1. Mủ trôm cung cấp nhiều dưỡng chất

1 ngày cơ thể người cần rất nhiều nước và các chất dinh dưỡng. Như vậy cơ thể mới cân bằng và thanh lọc được. Đồng thời tạo dinh dưỡng cho cơ thể có thể tạo năng lượng cho hoạt động.

Vì thế có thể coi mủ trôm là thức uống dinh dưỡng giúp cơ thể con người đáp ứng được những nhu cầu đó.

Mỗi lần bạn chỉ cần dùng 1 lạng mủ trôm là được rồi. Như vậy cơ thể có thể cung cấp kẽm, canxi, natri,… Những chất này bằng rất nhiều lượng tôm, cua hay rau xanh bạn nạp vào cơ thể.

2. Rất tốt cho hệ tiêu hóa

Đặc điểm của mủ trôm là hút nước mạnh. Do đó nó có khả năng làm giãn nở và kích thích nhu động ruột. Như vậy mà phân đương nhiên đẩy ra dễ dàng. Có thể nói đây là bài thuốc nhuận tràng tự nhiên rất tốt. Vừa chống táo báo, ợ hơi, ợ chua hiệu quả.

3. Giúp mát gan, giải độc

Ai cũng có thể gặp phải tình trạng nóng trong người cả. Nếu ở trẻ nhỏ thì gây hiện tượng nóng trong, mụn nhọt, bé hay quấy khóc. Thì người lớn hay bị nổi mụn, lở miệng, tính tình nóng nảy.

Đối với người cao tuổi thì sẽ làm hại gan, vàng da.Nói chung là ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Từ những điều đó có thể thấy giải độc gan là điều cần thiết.

vậy thì mủ trôm là cách tốt nhất. 1 chút mủ trôm sẽ giúp bạn thanh nhiệt mát gan hiệu quả. Đồng thời cơ thể có thêm nhiều chất xơ và nước cũng như các chất vi lượng khác. Chúng rất tốt cho da và máu của con người đấy!

4. Được ứng dụng nhiều trong nha khoa

Trong nha khoa người ta dùng mủ trôm như  1 chất kết dính răng giả tự nhiên. Ngoài ra mủ trôm có chứa các chất giúp kháng khuẩn kháng viêm hiệu quả. Nên người ta còn dùng mủ trôm là thành phần chính trong thuốc chữa viêm họng.

Ở 1 số trường hợp nhất định thì sẽ làm dịu đi làm da nhạy cảm đấy!

5. Hỗ trợ ổn định đường huyết

Với đặc tính có vị ngọt tự nhiên nên người có lượng  cholesterol và triglyceride được khuyên nên dùng mủ trôm.

Mủ trôm sẽ giúp điều hòa được lượng đường trong màu. Từ đó giúp làm giảm các bệnh về tim mạch hay huyết áp. Những người thừa cân cũng không nên bỏ qua loại nguyên liệu này.

6. Giúp an thần, ngủ ngon, giảm stress

Mất ngủ là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Vậy thì mủ trôm sẽ như liều thuốc ngủ tự nhiên giúp họ có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Từ đó sức khỏe cũng cải thiện đáng kể.

Dùng 10-15g mủ trôm đem ngâm với nước nóng. Khi nào mủ nở hoàn toàn thì pha cùng nước và đường. Mỗi ngày bạn dùng 1 ly mủ trôm như vậy sẽ cải thiện giấc ngủ đáng kể đấy! Tinh thần cũng thoải mái và sảng khoái hơn.

7. Là bài thuốc giảm cân hiệu quả

Bạn biết đấy uống mủ trôm rồi thì phải uống rất nhiều nước. Vì mủ trôm hút nước rất mạnh mà. Do đó bạn luôn có cảm giác no. Suy ra sẽ giảm lượng thức ăn nạp vào và giảm cân tốt.

Công việc này tốt nhất là khi bạn kết hợp với vận động thể thao nhé! Cùng với đó là chế độ ăn uống hợp lý.

Không chỉ đẹp dáng, mủ trôm còn làm đẹp da hiệu quả. Bởi vì chúng có khả năng sản sinh ra các chất chống oxy hóa. Từ đó da bạn sẽ rạng ngời và hồng hào hơn. Các nếp nhăn sẽ được đẩy lùi. Các vết thâm nám hay mụn cũng không có cơ hội tung hoành.

Nhưng cái gì cũng cần vừa đủ. Bạn không nên lạm dụng mủ trôm trong việc làm đẹp da. Vì có thể sẽ gây phản tác dụng đấy!

3. Các cách chế biến mủ trôm để uống hiệu quả

Mủ trôm khi thu hoạch xong người ta hay phơi khô để bảo quản. Sau đó nếu muốn uống nước sẽ lấy 1 ít ngâm với nước cho nở mềm. Sau đó pha với nước đường uống sẽ rất mát. Cũng có thể cho thêm đá vào để tăng cảm giác mát lạnh.

Còn dùng mủ trôm để nhuận tràng thì chỉ cần 1 lượng nhỏ thôi. Từ 0,5 đến 1g là đủ. Đem hòa với 200ml nước lọc là được. Còn nếu là mủ trôm khô thì chỉ lấy nửa móng tay rồi đem ngâm với 200ml nước lọc. Ngâm từ tối đến sáng hôm sau thì đem dùng.

Uống nước mủ trôm

Uống nước mủ trôm

3.1 Cách nấu nước mủ trôm, hạt chia và lá dứa

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Nguyên liệu này cho 5 phần ăn. Bạn có thể điều chỉnh theo số người ăn nhé!
  • Mủ trôm khô: 20g
  • Lá dứa hay còn gọi là lá nếp: 1 lạng
  • Đường cát: 1 lạng
  • Nước sạch: 1,5l
  • Hạt chia: 1 thìa

Chi tiết các bước thực hiện

– Đem mủ trôm ngâm với nước rồi để qua đêm cho nở hoàn toàn. Thời gian phụ thuộc vào việc mủ trôm của bạn to hay nhỏ. Mình hay ngâm mủ trôm tầm 12 đến 24 tiếng mới nở hết đấy! Bạn xem hình này này.

– Lá dứa rửa sạch rồi cho vào nồi. Hạt chia đem ngâm riêng.

– Thêm 1 chút nước vào nồi lá dứa và nấu chừng 10p là được. Thêm đường vào nồi lá dứa theo khẩu vị của bạn.

– Đợi nước lá dứa hơi nguội thì cho mủ trôm vào khuấy đều. Tiếp tục là hạt chia. Cho toàn bộ nước vào chai rồi mang để trong tủ lạnh. Hạn sử dụng của nó là 3 ngày thôi đấy!

3.2 Cách nấu mủ trôm đường phèn – bài thuốc giảm cân hiệu quả

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 3-5 viên đường phèn. Bạn có thể tăng giảm theo khẩu vị
  • Nước lạnh: 1 lít
  • Dầu chuối: vài giọt là được
  • Mủ trôm: 1 viên vừa
  • Các dụng cụ khác: bếp, nồi, bát,…

Chi tiết các bước thực hiện

– Tùy vào kích thước của mủ trôm mà bạn ngâm chúng trong nước lạnh lâu hay chóng. Thông thường thì mình hay ngâm từ 12 đến 20 tiếng. Khi mủ trôm nở hết rồi bạn sẽ thấy nước hơi sệt và trong như thạch vậy.

– Cho đường phèn và nước vào nồi rồi đun trên bếp. Khi đường tan hết liền tắt bếp và để nguội.

– Bạn phải đợi nước đường thật nguội mới cho mủ trôm vào. Không cho mủ trôm khi nước đường nóng hoặc đun mủ trôm cùng nước đường. Vì như cậy công dụng của mủ trôm sẽ mất hết. Ngoài ra bạn đun sẵn nước đường phèn đặc rồi để nguội. Khi nào uống thì thêm nước lọc vào cho vừa miệng là được.

– Thêm chút dầu chuối và nước đường vào bát mủ trôm. Cho vào chai và đẻ ở ngăn mát tủ lạnh. Uống ngay thì cho vài viên đá vào. Bạn cũng có thể cho thêm hạt é vào ly nước. Hạt é thì ngâm cùng với mủ trôm. Khi mủ trôm nở thì hạt é cũng nở. Thế là được ly nước ngon và hấp dẫn rồi.

– Thời gian ngâm mủ phải đủ lâu mới được. Nếu ngâm sáng thì tối dùng mà ngâm tối thì mai dùng. Nếu lỡ ngâm nhiều mủ trôm quá thì chế thêm nước vào cho vừa miệng là được. Khi ngâm bạn phải ngâm đủ nước nhé! Như vậy mủ ới nở hết, không gây trương nở trong bụng được.

Cách sử dụng mủ trôm tiện lợi nhất là dùng loại nào?

Anh chị biết không, mủ trôm có nhiều loại, loại dạng viên cỡ nửa lóng tay, loại thanh dài như ngón tay. Hai loại này thì ngâm khá là lâu, từ 12 – 24h mới dùng được.

Để cách ngâm mủ trôm tiện cho anh chị hơn mình có làm mủ trôm dạng hạt. Cách pha mủ trôm để uống chỉ cần 15 – 20 phút là uống được rồi.

Cách sử dụng mủ trôm dạng hạt là anh chị lấy một ly nước ấm hoặc nước nguội, mà nước ấm thì ngâm mủ trôm nhanh nở hơn. Mà nhớ đừng dùng nước sôi anh chị nha.

Mủ trôm sau khi được ngâm nở thì anh chị có thể kết hợp với hạt é, hạt chia. hạt đười ươi hay với chanh, mặt ong đều ngon tuyệt vời.

1.2. Lưu ý không dùng mủ trôm cho những trường hợp sau:

Mủ trôm rất tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý không phải ai cũng dùng được. Với các chị em phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú thì không nên dùng mủ trôm.

Người có khối u trong ruột cũng không nên dùng mủ trôm. Với các anh chị đang dùng thuốc chữa bệnh, nếu muốn dùng mủ trôm thì nên uống mủ trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.

1.3. Mủ trôm để được bao lâu?

Nhiều anh chị hỏi mình mủ trôm để được bao lâu mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng. Yên tâm anh chị nha, mủ trôm mình để trong túi giấy.

Anh chị mua về dùng cứ zip miệng túi kín lại, để ở nơi khô ráo tránh ánh nắng. Vậy thì hạn sử dụng của mủ trôm để được tới 2 năm.

Mủ trôm để nơi khô ráo thoáng mát để được tới 2 năm luôn anh chị nha.

Còn nếu để vào ngăn mát tủ lạnh thì hạn sử dụng của mủ trôm còn lâu hơn nữa nên anh chị yên tâm mủ trôm sẽ không bị hư. Vì chỉ cần 1 – 2 tháng là anh chị đã dùng hết túi mủ trôm rồi.

1.4. Cách bảo quản mủ trôm:

Cách bảo quản mủ trôm như mình nói, anh chị mua về dùng cứ zip miệng túi chặt lại. Để ở nơi khô ráo tránh nắng nóng hoặc để vào ngan mát tủ lạnh thì dùng được đến 2 năm.

1.5. Có nên sử dụng mủ trôm khi bị chua?

Hôm bữa chị Thanh cũng hỏi mình sao mủ trôm nghe mùi chua chua nhẹ? Có nên sử dụng mủ trôm khi bị chua?

Nếu anh chị đã dùng mủ trôm chắc đều biết mủ trôm có mùi chua nhẹ. Đó là mùi đặc trưng của mủ trôm.

Chỉ khi nào anh chị để mủ trôm bị ẩm ướt, mủ trôm có mùi chua khá là gắt thì nên bỏ đi. Đừng tiếc mà dùng sẽ không tốt cho sức khỏe.

2. Cách Pha Mủ Trôm Để Uống Sao Cho Đúng?

Mủ trôm có nhiều loại, loại thanh dài như ngón tay, loại dạng viên cỡ nửa lóng tay. Cách pha mủ trôm cũng khác nhau.

Hai loại này ưu điểm là giá thành rẻ hơn một xíu nhưng ngâm khá là lâu.

Như loại thanh dài là ngâm cả ngày thì thanh mủ trôm mới nở hết. Dạng viên phải từ 12 – 15 tiếng thì mới sử dụng được.

Nếu muốn pha uống ngay thì hơi bất tiện vì đợi quá lâu. Nhiều khi ngâm xong tới lúc dùng được thì quên mất hoặc hết cảm giác thèm rồi.

Chính vì vậy, cách ngâm mủ trôm nhanh là không dùng hai dạng này.

2.1. Có cách ngâm mủ trôm nào nhanh hơn không?

Cách ngâm mủ trôm dạng thanh và dạng viên hơi bất tiện. Chính vì vậy, mình mới làm thêm mủ trôm xay nhỏ hơn để anh chị tiện dùng hơn.

Mủ trôm mình xay thành dạng hạt để anh chị ngâm nhanh hơn. Cách pha mủ trôm dạng hạt là chỉ cần cho vào ly nước ấm từ 15 – 20 phút là dùng được rồi. Không phải đợi lâu như dạng thanh dài và dạng viên.

Cách pha mủ trôm để uống khi dùng dạng hạt là anh chị lấy một ly nước ấm hoặc nước nguội. Nước ấm thì ngâm mủ trôm nhanh nở hơn. Mà nhớ đừng dùng nước sôi anh chị nha.

Dùng nước sôi mủ trôm sẽ mất đi độ nhớt và giảm tác dụng.

2.2. Cách pha mủ trôm để uống đúng cách:

Nếu lấy mủ trôm it quá thì uống lỏng quá cũng không cảm nhận độ sệt của mủ trôm.

Nhưng chỉ cần lấy nhiều hơn một chút thì mủ trôm sẽ không đủ nước để nở. Phải thêm nước thì thành ra nhiều quá, 1 lần uống không hết.

Mình biết nếu mới lần đầu uống mủ trôm, chưa biết cách ngâm mủ trôm thì hơi khó pha một chút. Do không biết lấy bao nhiêu nước, bao nhiêu mủ trôm là đủ.

Chính vì vậy, để anh chị tiện dùng nhất, mình có tặng kèm theo một chiếc muỗng nhỏ.

Khi muốn dùng mủ trôm, anh chị rót một ly nước, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm múc một muỗng rắc đều vào ly nước. Sau đó quậy lên để chừng 15 – 20 là mủ trôm sẽ trương nở hết.

Cách pha chế mủ trôm ngon là kết hợp thêm các nguyên liệu khác như hạt chia, táo đỏ, mật ong.

Nếu muốn kết hợp thêm với hạt é hoặc hạt chia thì khi pha mủ trôm, anh chị cũng ngâm luôn hạt é hoặc hạt chia ở một ly nước ấm khác.

Sau 20 phút là có thể pha hạt é vào mủ trôm, thêm đường và đá là có một ly mủ trôm thanh mát để giải nhiệt rồi.

3. Cách Ngâm Mủ Trôm Để Uống?

Cách ngâm mủ trôm để uống thật ra cũng không mát thời gian như nhiều anh chị nghĩ. Đúng là nếu dùng mủ trôm dạng thanh dài và dạng viên phải ngâm khá là lâu.

Nếu không cần dùng gấp thì anh chị dùng dạng thanh hoặc viên cho giá thành rẻ. Nếu muốn tiết kiệm thời gian không phải đợi lâu.thì anh chị dùng mủ trôm dạng hạt ngâm sẻ nhanh hơn.

3.1. Mủ trôm ngâm bao lâu dùng được?

Mủ trôm ngâm bao lâu dùng được còn tùy thuộc vào anh chị dùng mủ trôm dạng gì.

Nếu dùng dạng thanh thì ngâm 1 ngày, dùng dạng viên thì ngâm 12 tiếng. Nếu dùng dạng hạt xay nhỏ thì nhanh hơn, chừng 15 – 20 phút là mủ trôm trương nở hết.

3.2. Ngâm mủ trôm bằng nước gì?

Mủ trôm ngâm nước ấm hoặc nước nguội, mà nước ấm thì ngâm mủ trôm nhanh nở hơn. Mà nhớ đừng vì muốn nhanh mà dùng nước sôi anh chị nha.

Mủ trôm kỵ nước sôi, khi ngâm vào nước sôi, mủ trôm sẽ mất đi độ nhớt. Cấu trúc mủ trôm bị ảnh hưởng và mất đi tác dụng.

Cách ngâm mủ trôm để uống liền là anh chị dùng mủ trôm dạng bột và một ly nước ấm hoặc nước nguội.

Dùng muỗng mình tạng kèm lấy một muỗng rắc đều vào ly để tránh mủ trôm bị vón cục sẽ nở lâu hơn. Anh chị rắc đều vào ly rồi khuấy lên, 15 – 20 phút sau là mủ trôm ẽ trương nở hết.

Lúc này có thể kết hợp với hạt é, hạt chia, kỷ tủ, mật ong, chanh…. để uống được rồi.

4. Cách Chế Biến Mủ Trôm Ngon:

Mủ trôm uống với đường phèn thôi cũng đã ngon rồi. Nếu muốn ngon và lạ miệng hơn, thưởng thức được nhiều mùi vị hơn thì anh chị kết hợp với chanh. Hạt é hoặc hạt chia, hạt đười ươi, kỷ tử, táo đỏ,….

Giờ mình sẽ chia sẻ cách chế biến mủ trôm ngon để anh chị biết cách làm nhé.

4.1. Cách ngâm mủ trôm khô:

Như mình chia sẻ, nếu dùng mủ trôm khô dạng cục hoặc dạng thanh thì thời gian ngâm khá lâu. Phải từ 12 – 24h mới nỏ hết hoàn toàn.

Chính vì vậy nếu dùng mủ trôm khô dạng thanh thì anh chị ngâm trước 1 ngày, mủ trôm dạng cục thì ngâm trước 12h rồi mới pha nước mủ trôm uống được.

Nếu muốn nhanh, không phải đợi lâu thì anh chị chọn mủ trôm xay nhỏ dạng hạt. Chỉ cần ngâm 15 – 20 phút là mủ trôm nở hoàn toàn rồi.

Khi mủ trôm nở có thể pha đường phèn uống ngay hoặc kết hợp thêm với các nguyên liệu khác để thưởng thức ly mủ trôm hấp dẫn hơn.

4.2. Cách pha mủ trôm với chanh:

Nguyên liệu:1 muỗng mủ trôm dạng hạt1 lát chanh, đường phèn.

Cách chế biến mủ trôm với chanh:Lấy 2/3 ly nước ấm, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm lấy 1 muỗng mủ trôm rắc vào ly. Sau đó khuấy đều để 15 – 20 phút cho mủ trôm nở hoàn toàn.Thêm đường phèn cho ngọt tùy theo khẩu vị, vắt thêm miếng chanh và cho đá vào là có một lý mủ trôm thanh mát để giản nhiệt cơ thể rồi.

4.3. Cách ngâm mủ trôm hạt é:

Món này cũng đơn giản như cách pha mủ trôm với chanh.

Nguyên liệu:1 muỗng mủ trôm dạng hạt1 muỗng hạt é, đường phèn:

Cách pha nước uống mủ trôm hạt é:Lấy 2/3 ly nước ấm, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm lấy 1 muỗng mủ trôm rắc vào ly. Sau đó khuấy đều để 15 – 20 phút cho mủ trôm nở hoàn toàn.Lấy 2/3 ly nước ấm, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm lấy 1 muỗng hạt é cho vào ly. Sau đó khuấy đều để 15 – 20 phút cho mủ trôm nở hoàn toàn.Sau 20 phút, mủ trôm và hạt é nở hoàn toàn. Trộn mủ trôm và hạt é vào với nhau. Thêm đường phèn cho ngọt tùy theo khẩu vị, thêm đá là xong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chia sẻ mạng xã hội.

')