Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

Những công dụng tuyệt vời của mủ trôm có thể bạn chưa biết

 

Lợi ích sức khỏe từ Mủ trôm, cách pha chế dễ làm tại nhà

Trong những ngày hè oi bức, khí hậu nóng nực mọi người thường hay tìm đến những loại thức uống có khả năng giải khát rất tốt và ngon miệng; Mũ trôm cũng không phải là ngoại lệ. Loại nguyên liệu này từ xưa đã được sử dụng trong việc chế biến các món ăn, thức uống đầy bổ dưỡng và giúp giải nhiệt cho cơ thể cực kỳ tốt. Ngoài ra, Mũ trôm còn chứa vô vàn chất dinh dưỡng khác có ích cho sức khỏe và đồng thời còn hỗ trợ điều trị một số căn bệnh thường hay gặp phải. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích sức khỏe từ loại nguyên liệu này, hãy cùng Madefresh nghiên cứu về những điều thú vị xung quanh Mũ trôm thông qua một số chia sẻ dưới đây nhé.

Tab:  mủ trôm | hạt điều rang muối | hạt chia | công dụng của mủ trôm | cao lá vằng | Hạt macca | Hạt dẻ cười | Hạt hạnh nhân | hạt điều rang muối bình phước 

Mủ trôm là gì?

Mủ trôm – là tên thay thế cho phần nhựa có trong cây trôm; loại nhựa này được tiết ra từ những vết nạo trên vỏ của loài cây này. Loài cây này thường mọc và được trồng nhiều ở nước nhiệt đới. Ở Việt Nam thì cây trôm mọc hoang nhiều ở cá tính Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận…

Về bản chất của Mủ trôm thì với dạng khô nguyên chất thường có màu trắng ngà, trắng đục; và tuy theo cách thức khai thác mà nó có nhiều hình dạng khác nhau như ở dạng thanh dài hay cục tròn . Khi ngâm Mủ trôm trong nước, loại nguyên liệu này sẽ hút nước và nở ra tạo thành hỗn hợp sánh mịn, trong hỗn hợp có một ít chất nhớt.

Ở cây trôm thì phần nhựa trong công được coi là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, một số khoáng chất thiết yếu có thể kể đến như: sắt, canxi, kẽm, kali… cùng với đó là các axit amin như leucine, lysine, phenylalanine, threonine, isoleucine, methionine, valine, histidine… mang lợi ích không nhỏ cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể; và đồng thời còn hỗ trợ điều trị các căn bệnh phổ biến hiện nay.

Ngoài ra, trong Mủ trôm còn chứa khoảng 37% axit uronic và hợp chất polysaccharide cao phân tử – hay còn được gọi là đường phức (đường đa). Ưu điểm của loại hợp chất này là khi trong quá trình thủy phân sẽ tạo ra các loại đường như D-galactose, L-rhamnose và axit D-galacturonic, trimethylamin, acetylat…

Bản chất của cây trôm

Công dụng của mủ trôm

Dựa trên những nghiên cứu của Đông y, Mủ trôm có vị ngọt, đặc tính mát nên rất tốt cho việc làm nước uống giúp giải nhiệt cơ thể, thanh lọc gan; hỗ trợ cho gan và thận đào thải mọi độc tố, tạp chất dư thừa trong cơ thể. Qua đó cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh, đồng thời chức năng hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể cũng được cải thiện tốt hơn.

Với những nghiên cứu khoa học hiện nay cho biết trong Mủ trôm có chứa dồi dào thành phần chất xơ tự nhiên cùng với đó là đặc tính trương nở và khả năng kết dính tốt. Từ đó mang lại lợi ích rất lớn trong tác dụng giúp giải độc cho cơ thể; kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa hiệu quả triệu chứng táo bón.

Mủ trôm là gì

Một số chuyên gia dinh dưỡng còn nhận định rằng loại nguyên liệu này còn có thể giúp giảm lượng mỡ dư thừa trong máu, và đồng thời có thể tạo cảm giác no nê hơn đối với những người đang trong quá trình giảm cân, kiểm soát tốt lượng đường trong máu thích hợp cho người mắc phải các vấn đề liên quan đến hệ tim mạch.

Cách pha chế Mủ trôm dễ làm tại nhà

Để pha chế thành các loại thức uống ngon miệng từ Mủ trôm, điều đầu tiên bạn cần làm là ngâm qua nguyên liệu này trong nước đun sôi để nguội, khi này Mủ trôm sẽ nở ra là có thể sử dụng được.

Cách ngâm Mủ trôm

Vì đặc tính của Mủ trôm có thể trương nở nhiều nên khi ngâm bạn chỉ cần sử dụng khoảng 5g Mủ trôm ngâm trong 1 lít nước; lưu ý chỉ ngâm trong nước đun sôi để nguội dần vì thế mới có thể nở ra hoàn toàn được. Ngoài ra để đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, tốt nhất bạn nên ngâm Mủ trôm trong bình thủy tinh được đậy kín nắp. Để cho Mủ trôm được trương nở hoàn toàn nên ngâm trong khoảng thời gian từ 12 – 24 giờ, khi đó loại nguyên liệu này sẽ dễ chế biến và sử dụng hơn. Hơn nữa, nếu dùng Mủ trôm khi chưa nở ra hoàn toàn có thể gây hiện tượng tắc ruột vì nó sẽ tiếp tục hấp thụ nước và trương nở thêm khi vào hệ tiêu hóa.

Để cho Mủ trôm được đạt chất lượng tốt nhất thì bạn nên ngâm trong khoảng 12 – 24 giờ, không nên rút ngắn thời gian ngâm bằng việc ngâm trong nước quá nóng hoặc nhiệt độ sôi; vì khi ở trong nhiệt độ cao cấu trúc của các phần tử polysaccharide có trong Mủ trôm sẽ làm ảnh hưởng đến độ nhớt của nó và làm mất hết tác dụng.

Cách pha chế Mủ trôm

Sau khi đã nở ra hoàn toàn, bạn chỉ cần rửa sạch lại một lần với rây. Nếu sử dụng còn dư thì nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Ngoài ra trong mỗi lần dùng chỉ nên ngâm với liều lượng vừa đủ dùng, tránh ngâm quá nhiều dễ bỏ phí.

Cách pha mủ trôm với đường phèn

Để tăng thêm vị ngon miệng của Mủ trôm trong việc pha chế thức uống, bạn nên pha kết hợp với nguyên liệu đường phèn đã nấu sôi để nguội dần. Sau khi ngâm cho Mủ trôm được nở hoàn toàn, bạn chỉ cần trộn với đường phèn đã nấu qua là có thể dùng được; ngoài ra có thể thêm vào đá lạnh để có vị ngon hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hòa thêm hạt é, nước cốt tắc để tăng thêm tính đa dạng cho món ăn đồng thời còn giúp cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng khác.

Ngoài việc chế biến thành các loại thức uống bổ dưỡng, bạn cũng có thể chế biến kết hợp với thạch sương sâm, mủ cây gòn,… để tạo thành một số món ăn ngon miệng giúp giải khát rất tốt. Hơn nữa, sử dụng Mủ trôm như một loại toping trong một số món chè cũng là lựa chọn thích hợp cho những ngày hè oi bức.

Những lưu ý khi sử dụng mủ trôm

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trong một số trường hợp sẽ gây ra tác dụng phụ nếu bạn sử dụng với liều lượng quá nhiều hoặc lạm dụng Mủ trôm. Cho dù là dùng để làm các thức uống giải khát, thanh lọc cơ thể thì cũng không nên uống quá nhiều tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.

Đối với những bà mẹ đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú thì tốt nhất cũng không nên sử dụng Mủ trôm để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn thai nhi. Trên thực tế thì chưa có nhận định nào của bác sĩ chuyên khoa về lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu của Mủ trôm; vậy nên bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn về loại thực phẩm này nếu có ý định sử dụng.

Tác dụng phụ của Mủ trôm

Ngoài ra để thay thế cho loại thực phẩm này, mẹ bầu có thể ăn các loại trái cây giàu vitamin khác như cam, quýt, táo,… cũng là một lựa chọn tốt dể bồi bổ sức khỏe cho mẹ và cả cho thai nhi. Kết hợp những loại thực phẩm lành mạnh này trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày là yếu tố thiết yếu cho việc cải thiện sức khỏe sau khi sinh và đồng thời cung cấp hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho người mẹ; qua đó chất lượng sữa mẹ cũng được nâng cao.

Ngoài ra Mủ trôm được cho là không thích hợp cho những người có khối u trong ruột, lý do là bởi một phần chất xơ trong loại thực phẩm này khi hấp thụ vào đường tiêu hóa có thể gây ứ đọng ở ruột già; đặc biệt là trong trường hợp ăn quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn ruột gây ra chứng khó tiêu. 

Những trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc đặc trị bệnh thì tốt nhất tránh sử dụng Mủ trôm để giúp cho tác dụng của thuốc được phát huy hiệu quả. Ở loại thực phẩm này thường có độ nhớt nhiều nên sẽ gây ra hiện tượng làm tăng cao sự hấp thụ dược tính của thuốc vào trong máu, vì thế khi sử dụng cùng lúc với Mủ trôm có thể xuất hiện hiện tượng ngộ độc thuốc. Để tránh được tình trạng này tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ để có thể hấp thu được toàn bộ dinh dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một điều cần lưu ý là khi tìm mua sản phẩm Mủ trôm thì bạn nên lựa chọn những nơi cung cấp uy tín và đảm bảo chất lượng; tránh mua phải những loại hàng “lởm” hoặc có chất lượng kém gây hại cho sức khỏe. Một số người cũng sử dụng loại nguyên liệu này để làm kem bôi nuôi dưỡng cho da, tuy nhiên cũng nên cẩn thận khi tìm mua những loại sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng rất dễ gây kích ứng cho da; cảm giác ngứa ngáy và sưng tấy.

Lợi ích sức khỏe

Những câu hỏi liên quan đến Mủ trôm

1. Trẻ nhỏ ăn Mủ trôm có được không?

Khi bé ở tuổi ăn dặm thì có thể dùng Mủ trôm làm món ăn giúp giải nhiệt cho trẻ rất tốt. Ngoài ra cũng có thể chế biến kết hợp với các món ăn hoặc chè để thay đổi khẩu vị giúp trẻ ăn ngon hơn và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đối với những trẻ hay bị táo bón thì tốt nhất nên bổ sung Mủ trôm vào khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng này và đồng thời hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều để tránh gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Phụ nữ mang thai ăn Mủ trôm được không?

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú tốt nhất không nên ăn loại thực phẩm này vì theo các chuyên gia cho biết chưa có nhận định nào chắc chắn về những lợi ích mà Mủ trôm mang lại cho mẹ bầu và thậm chí còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng với liều lượng quá nhiều. Vậy nên để có thể bồi bổ sức khỏe một cách hiệu quả và an toàn, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại trái cây, rau xanh khác để thay thế bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

3. Dùng Mủ trôm có bị nóng không?

Đặc tính của Mủ trôm mang tính lành, mát và có vị ngọt; vậy nên bạn có thể sử dụng thoải mái mà không phải lo ngại về việc gây sinh nhiệt, nhất là những người có cơ địa nóng trong người. Hơn nữa, đây còn là loại thức uống bổ dưỡng và giải nhiệt rất tốt cho những ngày hè oi bức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chia sẻ mạng xã hội.

')