Với những dẫn chứng chi tiết nêu trên thì có thể thấy rằng, tủ lạnh là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho chị em phụ nữ trong quá trình lưu giữ lại nguồn sữa mát lành cho con yêu. Thế nhưng, nếu ta đặt giả thiết, trong trường hợp không có tủ lạnh thì sữa mẹ cần được bảo quản như thế nào ? Ở Việt Nam, tại các vùng nông thôn hoặc vùng xa xôi, cũng có rất nhiều những gia đình không có tủ lạnh trong nhà.
Câu chuyện phải làm sao để có cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh dường như vẫn là câu chuyện “hot” với rất nhiều bà mẹ ở những nơi nào đó trên dải đất Việt Nam.
Theo các chuyên gia, ở nhiệt độ bên ngoài khoảng 37 độ C, sữa mẹ sẽ bắt đầu quá trình lên men chỉ sau 30 phút. Dấu hiệu mùi chua, cùng sự xuất hiện của những đốm bọt sủi sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết điều này. Dù có đậy lắp hay không đậy lắp thì chỉ sau khoảng thời gian này vi khuẩn sẽ bắt đầu hoạt động. Những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mà uống phải loại sữa này sẽ rất dễ bị tiêu chảy. Ở nhiệt độ phòng khoảng 26 độ C, thời hạn sữa bị hỏng sẽ được giãn cách hơn. Chất lượng và độ an toàn của sữa vẫn được đảm bảo trong khoảng thời gian 1 giờ đồng hồ.
Thông qua việc khảo sát về thời gian sữa trụ được trong môi trường nhiệt độ bình thường để ta có thể xác định cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh như thế nào là hợp lý. Trong điều kiện không có tủ lạnh thì cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất vẫn là tìm một môi trường có nhiệt độ thấp để để bảo đảm sữa mẹ không bị lên men. Các thùng đá lạnh chuyên dụng là gợi ý vàng cho các bà mẹ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tình thế vì ta khó lòng có thể kiểm soát được mức nhiệt trong thùng đá lạnh chuyên dụng là bao nhiêu. Việc đá tan cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sữa. Bảo quản sữa trong môi trường lạnh khô so với lạnh ướt cho hiệu quả khác nhau hoàn toàn.
Vì vậy, nếu không có tủ lạnh mẹ nên có gắng cho bé bú trực tiếp. Trong trường hợp còn sữa đọng nơi bầu vú thì buộc lòng mẹ cần vắt bỏ đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét